Bờ-nốc bình dân

Giản dị như gió, nhẹ nhàng như mây…

Các thể loại thiết bị thể hiện

Đây mới thực sự là cửa sổ tâm hồn của bạn 😀

Mọi thứ trong đời sống đều gắn liền với hai thứ âm thanh và hình ảnh. Hình ảnh nói chung là quan trong hơn âm thanh trên cả trăm lần, các cụ vẫn hay nói thế còn gì. Chẳng hạn có những phim mà bạn chỉ cần xem hình mà không cần đến tiếng cũng được; nếu chỉ cho bạn nghe tiếng và tắt hình đi thì có lẽ bạn tức đến chết đi được.

Thế nên hình ảnh rất quan trọng, cứ đồng ý thế nhá.

Như đã trình bày ở trước, con người muốn đưa hình ảnh đời thường vào các thiết bị mà họ sáng chế ra để nhằm múc đích đó. Lúc đầu là những bức ảnh chụp liên tiếp cuộc sống của bạn rồi được xếp hàng trên một dải băng nâu nâu đen đen dưới cái tên là phim âm bản. Dùng ánh sáng chiếu qua dải băng phim âm bản đang chạy này trên tường, bạn sẽ nhìn thấy cuộc sống màu hồng của bạn. Đơn giản là vậy nhưng lại là cách tái hiện thật nhất của hình ảnh

Thừa hưởng thành quả vốn đưa ngài Albert vĩ đại đến với giải Nobel, người ta nghĩ ra Tivi ống phóng điện tử : dùng điện thế cao phóng các chùm electrons vào đằng sau màn hình vốn được phủ đầy một lớp phốt-pho khiên lớp phốt pho này phát sáng. Với một mach điện tử điều khiển tính chuất của chúm đạn electrons, sự phát sáng của tấm phố-pho tái hiện tươi đẹp sặc sỡ hìnhảnh mà bạn đã ghi lại. Cái thiết bị đầyđạn electrons đấy có tên gọi màn hình phóng điện tử (CRT)

Rồi về sau nữa khi con người thừa thãi thời gian để nghịch ngợm hơn, ngưới ta táy máy thay các chùm electrons hai tấm kình điện kẹp ở giữa các ô nhỏ chứa khí gas. Khi hai tấm kính được kích điện, các ô khí nhỏ bi i-ông hóa( trạng thái khí gas bị i-ong hóa người ta gọi là plasma.). Các plasma này sẽ khiến các phân tử phốt-pho đằng sau lớp màn hình đồng thời phát sáng lên. Giống như trong CRT khi phốt pho phát sáng là ta có những hình ảnh tươi đẹp. Thiết bị dùng khí ion hóa này người ta cạn vố từ gọi luôn nó là màn hình plasma.

Lại có một nhóm ngời khác táy máy theo một hướng cũng hoàn toàn khác. Không hiểu ai xui dại mà họ không dùng phốt pho để thắp sáng nữa, quỉ quái thế nào họ lại dùng kính phân cực ánh sáng, kẹp một lớp các phân tử thủy tinh thể vào giữa. Bên ngoài đống này họ gắn vào 2 tấm electrodes. Cái lớp thủy tinh thể này buốn cười lắm, hễ điện thế thay đổi là chúng xoắn xít thay đổi theo khiến cho chiều ánh sáng chiếu quá cái đống lùng nhùng bên trên cũng bịt hay đổi. Do sự nham hiểm của tấm phân cực nên ánh sáng thoát ra ngoài cuối cùng bị biến dạng ghê gớm. Kết quả là khi điên cuồng thay đổi điện thế thì màu mè đa dạng cũng hiện ra. Mỗi cái cục loằng ngoằng như vậ họ gọi là pixel, với sự khéo tay, họ xếp vô số các pixel cạnh nhau tao thành một màn hình to lớ mà người đời gọi là màn hình LCD, tục gọi là màn hình tinh thể lỏng.

Thế nên xã hội đương đại phần lớn hay dùng phổ biến ba loại ti vi là : CRT, Plasma và LCD. Tất nhân với sự tò mò hiếu động của con người, con người còn làm ra nhiều cái quái dị nữa, nhưng ngoài phạm vi nhỏ bé của mâm thịt chó này 😀 .

Nói chung thi cái gi cũng có mặt trái mặt tốt, thế nên trong 3 loại màn hình trên có cái tốt cái xấu, phải vạch rõ ra đây:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

CRT

  • Đ sáng tốt nhất
  • Màu tươi nhất
  • Tương phản tốt nhất
  • Nhanh hỏng bóng hình
  • Hiệnợng phốt pho cháy mãi không nguội( burn-in)
  • Kềnh kàng
  • Đ phân giải thấp
  • Độ sáng cứ giảm dần theo thời gian
  • Tuổi thọ bóngđèn hình thấp

Plasma

  • Đ sáng tốt nhì
  • Gọn nh
  • Cho đ phân giải cao
  • Góc nhìn rộng
  • Hay b burn-in
  • Màu mè khôngđẹp
  • Xử lý màu đen kém
  • Tuổi thọ ngắn

LCD

  • Gọn nh nhất
  • Tốn điện ít nhất
  • th cho đ phân giải cao nhất
  • Tuổi thọ cao
  • Màu mef tuyệt
  • Có thể dùng làm màn hình máy tính
  • Tốn tiền 😀
  • Độ sáng kém
  • Hiện tượng ô cửa tình yêu trên màn hình kích thước lớn
  • Hình không được mượt mà khi xem hình ảnh chuyển động nhanh
  • Pixel chết

 

Như vậy, nói chung về chất lượng hìnhảnh hóa ra màn hỉnh cổ lỗ sĩ CRT lại trung thặc nhất 😛 . Mf hình LCD thì hiện đại và nhỏ nhẹ hơn nhưng có vẻ hơ giả tạo :D. Thật là khó lựa chọn 😀 . Quan trọng là quý bạn ưu tiên thế nào khi sử dụng cơ.

Một số thuật ngữ cơ bản mà quý vị có thể hay phân vân khi nhìn vào số liệu của một chiếc tivi:

Độ sáng ( brightness) : Tên là độ sáng thế mà nó lại nói về độ đen( black-level). Màu đen luôn là màu khó xử lý nhất trong công nghệ làm tivi. Độ sáng lại chỉ mức độ mà tivi đối phó ra sao với màu đen 😀 . Nếu như độ sáng tivi của bạn mà cao thì trong bóng đêm tôi về, ôm chuyện tình xưa thì người ta vẫn nhận ra bạn mặc dù bạn là anh em họ của Drogba, cho dù bạn không cười.

Đô tương phản( Contrast) : lại là độ sáng ( White level): nó chỉ mức độ xử lý màu trắng của tivi. Bạn về thử cho contrast tivi bạn lên 100 bạn se thấy màn hình tivi như phủ tuyết.

Nếu bạn ưu tiên xem những cái màu mè (kiểu ca nhạc, tạp kĩ hay TV show) nhưng ưa gọn nhẹ thì bạn nên chọn LCD . Nếu bạn thích xem phim theo kiểu như ở rạp thì bạn nên chọn Plasma vì phim cần có brightness tốt nhưng contrast không cần cao. ( tất nhiên đấy là nếu bạn không có máy chiếu :-P)

Riêng LCD có một điểm yếu nữa là tốc độ chuyển pixel : thời gian để pixel thay đổi màu sắc giữa hai hình liên tiếp thường lâu hơn 2 loại trên nên xem các phim hành động hay chương trình thể thao thường có cảm giác giật giật không thật 😦 . Tốc độ chuyển pixel phổ biến hiện nay chỉ ở khoảng 8 ms. Chắc phải xuông khoảng 1 ms thì mới mượt được 😀

Ngược lại, Plasma lại hay có hiện tượng bóng ma. Ví dụ ti vi mà quay cảnh Từ Hải chết đứng lâu quá thì có khi cứ thấy Từ hải ở trên tivi mãi cơ. Thậm chí tắt tivi đi rồi vẫn thấyấy chứ(đây là trường hợp các phần tử photpho trên người ông Từ Hải bị burnt, sáng mãi không tắt 😀 )

Một yếu tố nữa vô cùng quan trọng trong công nghệ tivi đến nỗi nó đẩy lùi được cả màn hình bóng điện tử CRT vào dĩ vãng, mặc dù loại này cho hình ảnh màu sắc tự nhiên, đó là độ phân giải. Xin hãy xem thêm ở đây

2 responses to “Các thể loại thiết bị thể hiện

  1. Pham Luu Hung Tháng Một 15, 2008 lúc 1:45 chiều

    Chủ nhà cho hỏi là burn in có xảy ra với LCD không nhỉ, vì là mấy bác bán LCD hôm trước bảo khi xem mấy kênh truyền hình ở VN mà cứ để 4:3 thì 2 bên sẽ có 2 vạch đen, để lâu là nó chết mấy cái pixel đấy :D. Với lại CRT hay plasma vẫn có thể kết nối với máy tính nhỉ?

  2. duymo Tháng Một 15, 2008 lúc 3:03 chiều

    Plasma và CRT dùng ánh sáng phopho cháy để hiển thị nên burn-in chỉ cóở hai loại này thôi anh Hưng ạ. Còn LCD dùng ánh sáng trực tiếp nên không gặp hiện tượng lại

    Bù lại thì có hiện tượng pixel chết do ở tế bào pixel đó chất tinh thể lỏng chạy sang chỗ khác, thành ra không còn tác dụng gì nữa 😀 . Em không rõ là khi pixel lâu ngày không kích hoạt bên cạnh các pixel khác kich hoạt liên tục có bị hiện tượng này không. Có một cách chữa thủ công cho hiện tượng này là tắt tivi rồi miết miêt tay vào chỗ pixel chết cho chất lỏng quay về chỗ cũ là xong 😀 .

    CRT và Plasma tất nhiên cũng kết nối máy tính được nhưng vì LCD có dộ nét cao mà dùng máy tính hay phải đọc text(cần nét cao) nên người ta ưu tiên cho LCD cho tiện ích này hơn.

Gửi phản hồi cho duymo Hủy trả lời